Kyushu Promotion Center, 73 Vạn Bảo,

Kim Mã , Hà Nội

Đặt lịch ngay

0962819905

Thứ 2- Thứ 6: 8am-5pm

Luôn mở cửa

Ứng dụng của phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI

Chụp cộng hưởng từ hay còn gọi là chụp MRI (tên tiếng anh là Magnetic Resonance Imaging) là phương pháp sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến và máy tính để phác họa hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể con người. Từ kết quả chụp MRI, bác sĩ có thể chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của người bệnh hoặc đáp ứng với phác đồ điều trị bệnh. Không giống như chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính (CT), MRI không sử dụng bức xạ ion hóa gây hại của tia X.

Máy MRI hoạt động bằng cách tạo ra một từ trường mạnh bên trong cơ thể. Một máy tính lấy các tín hiệu từ MRI để tạo ra hàng loạt ảnh, mỗi bức ảnh cho thấy một phần mỏng của cơ thể.

MRI thường được chỉ định thực hiện trên các bộ phận khác nhau của cơ thể như vùng não, tim, phổi, đầu gối… và đặc biệt hữu ích trong việc phác họa hình ảnh các mô mềm và hệ thần kinh.

Ứng dụng của chụp MRI

MRI là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn giúp bác sĩ có thể nhìn rõ hơn các cơ quan, mô và hệ thống xương của người bệnh. MRI tạo ra hình ảnh có độ phân giải cao về cấu tạo bên trong cơ thể, thường được chỉ định trong chẩn đoán các bệnh lý về: (tham khảo)

1. Thần kinh

Chụp MRI có thể được chỉ định trong việc tầm soát các bệnh lý thần kinh, giúp phát hiện tình trạng:

  • Phình mạch máu não
  • Rối loạn mắt và tai trong
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Rối loạn tủy sống
  • Đột quỵ
  • Khối u não
  • Chấn thương não do tai nạn

Máy quét MRI tạo ra hình ảnh của dòng máu đến các khu vực nhất định của não, từ đó xác định vùng não bị tổn thương do không nhận đủ lượng máu cần thiết. MRI cũng cho ra hình ảnh giải phẫu của não để đánh giá tình trạng tổn thương do chấn thương đầu hoặc do các bệnh lý thần kinh gây ra, ví dụ như bệnh Alzheimer.

2. Tim mạch

Chụp MRI cho tim hoặc mạch máu sẽ giúp bác sĩ đánh giá:

  • Kích thước và chức năng của các buồng tim
  • Độ dày và chuyển động của các vách ngăn tim
  • Mức độ tổn thương do đau tim hoặc bệnh tim
  • Các vấn đề về cấu trúc trong động mạch chủ, chẳng hạn như chứng phình động mạch hoặc bóc tách
  • Viêm hoặc tắc nghẽn mạch máu

3. Các cơ quan khác

Ngoài não, tim và mạch máu, chụp MRI còn giúp phát hiện được các khối u cũng như bất thường của nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm:

  • Gan và đường mật
  • Thận
  • Lách
  • Tuyến tụy
  • Tử cung
  • Buồng trứng
  • Tuyến tiền liệt
  • Xương và khớp

Cụ thể, MRI có thể giúp đánh giá:

  • Bất thường về khớp do chấn thương, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đứt dây chằng…
  • Đĩa đệm bất thường ở cột sống
  • Nhiễm trùng xương
  • Khối u ở xương và mô mềm
  • MRI vú, giúp phát hiện ung thư vú

Ưu – Nhược điểm khi chụp cộng hưởng từ

1. Ưu điểm

Chụp MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh chuyên sâu có nhiều ưu điểm vượt trội.

Một trong những ưu điểm chính của MRI là cho phép bác sĩ nghiên cứu, quan sát đặc điểm bên trong cơ thể con người theo cách không xâm lấn. Máy MRI không gây hại hoặc nguy hiểm cho cơ thể trong suốt quá trình quét.

Ưu điểm thứ hai, đó là máy quét MRI cho ra nhiều loại hình ảnh và góc độ của một vùng duy nhất trên cơ thể mà bệnh nhân không cần phải di chuyển trong quá trình quét. Cụ thể, có 3 mặt phẳng khi chụp lâm sàng: mặt phẳng trục, mặt phẳng nhỏ và mặt phẳng vành. Máy quét MRI chụp được hình ảnh ở hầu hết mọi mặt phẳng. Ưu điểm này mang lại lợi thế công nghệ cho MRI so với các loại máy chụp khác, chẳng hạn như máy quét CT chỉ giới hạn trong mặt phẳng trục duy nhất.

Cuối cùng, nhờ sử dụng hơn 250 sắc thái xám để phân biệt các phần khác nhau của mô, máy quét MRI tạo ra hình ảnh chất lượng rất cao, rõ ràng và dễ đọc. Nhờ đó, bác sĩ dễ dàng nghiên cứu kết quả và xác định tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

2. Nhược điểm

Tương tự như các loại thiết bị y tế khác, máy chụp cộng hưởng từ cũng có một số nhược điểm mà đôi khi, bệnh nhân lẫn bác sĩ phải khá thận trọng, đó là:

  • Đòi hỏi bệnh nhân bất động tuyệt đối: Máy quét MRI đầu tiên mà Tiến sĩ Damadian chế tạo ra yêu cầu bệnh nhân nằm yên trong máy khoảng 5 giờ. Ngày nay, các loại máy thế hệ mới được cải tiến hơn nhưng cũng yêu cầu người bệnh nằm trong máy một thời gian dài, từ 20 – 90 phút. Hơn nữa, bệnh nhân được yêu cầu tuyệt đối bất động trong suốt quá trình quét, vì chỉ một cử động nhỏ cũng có thể khiến toàn bộ hình ảnh bị biến dạng. Một khi hình ảnh bị biến dạng, quá trình quét phải thực hiện lại từ đầu.
  • Một lần chụp MRI diễn ra khá lâu, nên chẩn đoán hình ảnh này không thích hợp áp dụng cho trường hợp cấp cứu – vốn đòi hỏi cung cấp hình ảnh nhanh và chính xác.
  • Quét MRI gây ra tiếng ồn rất lớn. Vì thế, người bệnh cần sử dụng nút bịt tai hoặc tai nghe trong quá trình chụp.
  • Chi phí chụp khá cao: Máy quét MRI là thiết bị cực kỳ đắt tiền. Do đó, chi phí cho một lần chụp cũng khá cao.

Hachioji Clinic sử dụng hệ thống chụp cộng hưởng từ MRI Ingenia 1.5T CX- cửa hàng Philip với cấu trúc thiết kế tiện lợi, an toàn và thoải mái cho bệnh nhân, cho hình ảnh chất lượng cao, góp phần hỗ trợ chẩn đoán bệnh chính xác. Hệ thống này đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm của máy chụp MRI đời cũ.

Hệ thống cộng hưởng từ 1.5 Tesla lần đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ Ma trận sinh học toàn phần (BioMatrix) như “cuộc cách mạng” thay đổi cách thức chăm sóc người bệnh, chuyển sang ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI cùng nhiều công nghệ mới giúp thăm khám chính xác toàn diện.

Hệ thống này cho phép mở rộng khả năng thăm khám tới tất cả các đối tượng vốn không đáp ứng được với điều kiện chụp cộng hưởng từ truyền thống như người lớn tuổi, nhi khoa, bệnh nhân mất ý thức… với các chương trình chụp tốc độ cao không cần nín thở (bụng chậu, đầu – mặt – cổ, tim…).

Ngoài ra, hệ thống máy còn ứng dụng công nghệ chụp siêu tốc như MRI đa lát cắt, Compress Sensing, chụp tự động dựa vào AI giúp thu hình ảnh chất lượng cao trong thời gian cực ngắn, giảm thời gian chờ đợi, tăng chất lượng trải nghiệm và sự hài lòng của tất cả khách hàng khi sử dụng dịch vụ

Những ai không chụp được MRI?

Chụp cộng hưởng từ chống chỉ định với các đối tượng sau đây:

  • Phụ nữ mang thai: Thai phụ không nên chụp MRI trong ba tháng đầu tiên, trừ khi thực sự cần thiết. Đây là giai đoạn các cơ quan trong cơ thể thai nhi phát triển mạnh. Lực hút nam châm và sóng vô tuyến từ máy MRI có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển này, đe dọa đến sức khỏe thai nhi.
  • Người bị một số bệnh lý mạn tính như viêm phổi nặng, suy thận, suy gan, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng sợ không gian kín…
  • Những người đang mang thiết bị bằng kim loại bên trong cơ thể: MRI sử dụng từ trường mạnh nên sự hiện diện của kim loại trong cơ thể có thể gây nguy hiểm nếu chúng bị nam châm hút. Ngay cả khi không bị nam châm hút, các vật thể kim loại cũng có nguy cơ làm biến dạng hình ảnh MRI. Những thiết bị này gồm có:
    • Một số cuộn dây kim loại đặt trong mạch máu
    • Khớp nhân tạo bằng kim loại
    • Van tim nhân tạo
    • Máy khử rung tim cấy ghép
    • Máy bơm thuốc tự động được cấy dưới da
    • Máy kích thích thần kinh cấy ghép
    • Máy tạo nhịp tim
    • Máy trợ thính
    • Kim loại, đinh vít, tấm, stent hoặc kim bấm phẫu thuật
    • Cấy ghép ốc tai điện tử
    • Đạn, mảnh bom hoặc bất kỳ loại mảnh kim loại nào khác

Nếu bạn có hình xăm vĩnh viễn và diện tích rộng, hãy hỏi bác sĩ xem chúng có ảnh hưởng đến kết quả MRI hay không. Một số loại mực xăm đậm có chứa kim loại. Bên cạnh đó, chụp trực tiếp trên vùng da có hình xăm còn dễ gây bỏng rát da.

Quy trình chụp MRI

Thời gian chụp MRI phụ thuộc vào sự cải tiến của hệ thống máy móc, có thể mất từ 20 – 90 phút. Bạn cần chuẩn bị thật kỹ trước, trong và sau khi chụp để nhận được kết quả chính xác cũng như không gặp phải các vấn đề sức khỏe nào. (2)

1. Trước khi chụp

Khi được chỉ định chụp cộng hưởng từ, cần cho bác sĩ biết nếu bạn:

  • Đang mắc một số bệnh lý mạn tính như bệnh thận, bệnh gan, hen suyễn…
  • Vừa mới thực hiện một ca phẫu thuật
  • Dị ứng với thực phẩm hay thuốc
  • Đang mang thai, hoặc có khả năng mang thai

Trước khi bước vào máy quét MRI, bạn có thể ăn uống bình thường cũng như uống các loại thuốc trị bệnh không nằm trong danh mục cấm của bác sĩ. Tiếp đó, bạn sẽ được yêu cầu thay trang phục và loại bỏ những thứ có thể ảnh hưởng đến hình ảnh từ tính, chẳng hạn như:

  • Trang sức
  • Kẹp tóc
  • Kính mắt gọng kim loại
  • Tóc giả
  • Răng giả
  • Máy trợ thính
  • Áo lót có gọng
  • Các thiết bị điện tử: thẻ tín dụng, chìa khóa từ, điện thoại, ổ đĩa cứng di động, ổ nhớ USB, đồng hồ đeo tay…

2. Trong lúc chụp

Đầu tiên, bạn sẽ được tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay. Thuốc này có tác dụng giúp bác sĩ nhìn rõ hơn cấu trúc bên trong cơ thể. Thuốc cản quang thường được sử dụng trong chụp MRI có tên gọi gadolinium.

Khi mọi thứ đã sẵn sàng, bạn sẽ nằm vào bên trong máy MRI (toàn bộ hoặc một phần cơ thể). Dây đai có thể được sử dụng để giữ bạn nằm yên trong quá trình kiểm tra.

MRI là cỗ máy tạo ra năng lượng để chụp ảnh bên trong cơ thể con người. Vì thế, bạn sẽ nghe thấy tiếng đập hoặc tiếng gõ mạnh trong quá trình quét. Nếu thấy quá ồn, bạn nên yêu cầu bác sĩ cung cấp nút tai hoặc tai nghe.

Bạn cũng có thể bị rung hoặc co giật nhẹ. Sở dĩ có hiện tượng này là do MRI kích thích các dây thần kinh trong cơ thể bạn. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, cho nên bạn không cần lo lắng.

3. Sau khi chụp

Thông thường, sau khi hoàn tất việc chụp cộng hưởng từ, bạn có thể về nhà và tiếp tục các hoạt động thường ngày. Chỉ một số ít bệnh nhân bị choáng nhẹ cần ở lại trung tâm chẩn đoán hình ảnh cho đến khi hoàn toàn tỉnh táo.

Chuyên gia sẽ phân tích hình ảnh từ bản quét MRI, sau đó chuyển kết quả cho bác sĩ đang trực tiếp điều trị cho bạn. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ xác định được thể trạng bệnh để lựa chọn phương pháp chữa trị thích hợp.

Các câu hỏi liên quan

1. Chụp cộng hưởng từ có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Máy quét MRI không có bức xạ và không tạo ra bất kỳ tác dụng phụ có hại nào cho bệnh nhân. Tuy nhiên, máy sử dụng một nam châm rất mạnh có thể hút các vật bằng kim loại ở gần. MRI cũng gây rủi ro nếu bạn đang mang một số vật thể kim loại bên trong cơ thể. Do vậy, hãy bỏ tất cả đồ vật bằng kim loại trên người, đồng thời báo với kỹ thuật viên nếu bạn có một thiết bị y tế bằng kim loại trong người trước khi tiến hành chụp MRI.

Cùng tìm hiểu chi tiết chụp cộng hưởng từ có hại không hay ảnh hưởng gì không? Liệu có an toàn, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai thì có chụp mri được không? Và những lưu ý gì khi tiến hành chụp mri?

2. Cần chuẩn bị những gì trước khi tiến hành chụp MRI?

Bạn có thể ăn uống và sinh hoạt như bình thường trước khi tiến hành chụp cộng hưởng từ. Nếu cảm thấy lo lắng thái quá, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm cách khắc phục. Một số loại thuốc benzodiazepine đường uống, chẳng hạn như Xanax, Ativan hoặc Valium… được kê cho bệnh nhân trước khi chụp MRI nhằm làm giảm sự căng thẳng của họ, giúp họ hoàn thành quá trình chụp một cách dễ dàng. Benzodiazepines hoạt động bằng cách làm dịu lo lắng cũng như thư giãn cơ bắp, khiến người bệnh thoải mái hơn khi nằm yên trên bàn chụp MRI trong một thời gian dài.

3. Chụp cộng hưởng từ MRI bao lâu thì có kết quả?

Thời gian chụp MRI và trả kết quả phụ thuộc vào từng loại chụp. Một số loại chỉ diễn ra trong 20 phút, trong khi những bài khác kéo dài hơn một giờ. Cũng giống như chụp ảnh bằng camera, nếu bệnh nhân cử động thì hình ảnh sẽ bị mờ và phải chụp lại toàn bộ, đồng nghĩa với thời gian chụp diễn ra lâu hơn.

4. Phụ nữ mang thai có chụp MRI được không?

Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không sử dụng tia X nên không gây nhiễm xạ cho người bệnh, kể cả phụ nữ có thai như trong chụp X-quang hay CT. Do đó, chụp MRI khá an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Tuy nhiên, trong ba tháng đầu thai kỳ, thai phụ thường được khuyên không nên chụp cộng hưởng từ nếu không thực sự cần thiết.

5. Chụp MRI có tiêm thuốc cản quang không?

Bạn có thể được tiêm thuốc cản quang trước hoặc trong khi chụp MRI. Thuốc này có tác dụng cải thiện độ rõ nét và chi tiết của hình ảnh bên trong cơ thể. Hãy yên tâm vì thuốc cản quang an toàn cho sức khỏe. Nó được cơ thể hấp thụ và đào thải chứ không tồn tại vĩnh viễn.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân xuất hiện phản ứng với chất cản quang, ví dụ như:

  • Buồn nôn
  • Đau ở chỗ tiêm
  • Đau đầu sau khi kết thúc chụp MRI
  • Tụt huyết áp dẫn đến cảm giác choáng váng hoặc ngất xỉu

Những phản ứng phụ này sẽ biến mất sau vài giờ. Bạn có thể khắc phục bằng cách nằm nghỉ ngơi tại cơ sở y tế cho đến khi các triệu chứng khó chịu biến mất hoàn toàn.

6. Chụp MRI có phát hiện ung thư không?

MRI không chỉ giúp phát hiện các khối u trong cơ thể mà còn tìm được dấu hiệu cho thấy chúng đã lan rộng. Bên cạnh đó, chụp MRI cũng là nền tảng giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị ung thư như phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Chính vì thế, đây được xem là một trong những phương pháp tầm soát ung thư hiệu quả nhất.

7 hình ảnh khi chụp MRI

Video 3D về phình động mạch não khi chụp MRI

7. Chụp cộng hưởng từ có phải nhịn ăn không?

Không. Bạn không cần nhịn ăn trước khi chụp MRI. Ngược lại, bạn còn được khuyên nên ăn uống đầy đủ, giữ tinh thần ổn định để đảm bảo đủ sức khỏe cho quá trình chụp MRI.

8. Chụp MRI có giảm tuổi thọ không?

Phương pháp chụp cộng hưởng từ đã được chứng minh an toàn cho sức khỏe và không ảnh hưởng đến tuổi thọ con người.

9. Chụp cộng hưởng từ khác chụp CT như thế nào?

Chụp cộng hưởng từ và chụp CT đều được áp dụng để chụp các hình ảnh bên trong cơ thể con người. Khác biệt lớn nhất giữa chúng là chụp MRI sử dụng sóng vô tuyến còn chụp CT sử dụng tia X. Một số điểm khác biệt khác giữa hai phương pháp chẩn đoán hình ảnh này là:

– Khác biệt về nguy cơ gây ra cho sức khỏe:

Cả chụp CT và MRI đều tiềm ẩn một số rủi ro khi sử dụng.

Rủi ro chụp CT bao gồm:

  • Gây hại cho thai nhi
  • Có một liều lượng bức xạ rất nhỏ, tiềm tàng nguy cơ phát triển thành khối u ác tính (ung thư)

Rủi ro chụp MRI bao gồm:

  • Tiếng ồn lớn từ máy gây ra các vấn đề về thính giác
  • Tăng nhiệt độ cơ thể khi chụp MRI trong thời gian dài
  • Gây ra hội chứng claustrophobia (hội chứng sợ không gian kín) cho bệnh nhân

– Khác biệt về lợi ích:

  • Cả MRI và CT scan đều cho ra hình ảnh về các cấu trúc bên trong cơ thể. Tuy nhiên, chụp CT nhanh hơn và cung cấp hình ảnh của các mô, cơ quan và cấu trúc xương.

Máy MRI rất thành thạo trong việc ghi lại hình ảnh giúp bác sĩ xác định xem có các mô bất thường trong cơ thể hay không. Hình ảnh chụp MRI chi tiết hơn so với CT.

Đến với gói tầm soát sức khỏe của Ikoticare, bạn sẽ được sử dụng dịch vụ tầm soát ung thư với công nghệ tiên tiến nhất đến từ Nhật Bản.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *