Cùng Ikoti Care hiểu qua một số thuật ngữ trong tầm soát sức khỏe Ningen Dock nhé.
- Kiểm tra sóng xung huyết áp: Blood pressure waveform bác sĩ sử dụng phương pháp đo huyết áp xâm lấn tại nhiều vị trí tên cơ thể thường nhất là đo ở động mạch quay, đùi.
- Xác định chỉ số LOX: LOX-1 là một giá trị biến tính của LDL chỉ số cholesterol. Đây là các yếu tố phát hiện tình trạng sơ cứng động mạch ban đầu từ nồng độ các chất LOX và LDL biến tính gây tổn thương nội mô mạch máu đồng thời xác định nguy cơ nhồi máu cơ tin và nhồi máu não trong tương lai.
- Đo chỉ số loãng xương: Đo loãng xương hay đo mật độ xương (tên tiếng Anh Bone Mineral Density – BMD) là kỹ thuật sử dụng tia X hoặc hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA hay DXA), hay chụp CT để xác định hàm lượng canxi và các khoáng chất có trong xương. Những khu vực thường được thực hiện đo mật độ xương là cột sống, hông hoặc xương cẳng tay.Cũng thông qua kỹ thuật này, bạn có thể biết được bản thân có đang rơi vào tình trạng giảm khối lượng xương hay không. Nếu không may mắc phải, xương sẽ trở nên giòn và dễ gãy hơn.Tại sao cần đo mật độ xương (BMD)?Mục đích thực hiện xét nghiệm mật độ xương là sớm phát hiện những vấn đề về loãng xương (xương mỏng, yếu) và mất xương (giảm khối lượng xương) để có hướng điều trị càng sớm càng tốt. Việc điều trị sớm giúp ngăn ngừa tình trạng gãy xương. Các biến chứng của xương bị gãy liên quan đến loãng xương thường nghiêm trọng, đặc biệt là ở người già. Do đó, phát hiện sớm tình trạng loãng xương sẽ giúp chẩn đoán, điều trị kịp thời để cải thiện tình hình hoặc ngăn cho vấn đề không trở nặng.Theo đó, việc đo lường mật độ xương được thực hiện nhằm mục đích:Xác nhận chẩn đoán loãng xương nếu bạn đã bị gãy xươngDự đoán khả năng gãy xương trong tương lai
Xác định tỷ lệ mất xương
Xem xét việc điều trị có hiệu quả
- Chụp MRI mạch máu não: MRI mạch máu não hay chụp cộng hưởng từ mạch não là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại đóng vai trò hàng đầu trong chẩn đoán các bệnh lý về thần kinh và não hiện nay. Chụp MRI mạch não cho thấy rất nhiều ưu điểm rõ rệt như tính an toàn cao khi không sử dụng tia X.Chụp cộng hưởng từ mạch máu não gọi tắt là MRA (Magnetic Resonance Angiography) là phương pháp khảo sát mạch máu não không xâm lấn, không sử dụng bức xạ (tia X). Phương pháp này sử dụng từ trường và sóng radio tạo ra hình ảnh chi tiết của não và thân não.Đây được xem là bước tiến lớn trong ngành chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt với chẩn đoán mạch não. Chụp cộng hưởng từ được xem là giải pháp tối ưu khi cần đánh giá tình trạng vùng sọ não.Hình ảnh ba chiều của mạch máu não cho phéo xác định chính xác cấu trúc của mạch máu. Điều này vô cùng ý nghĩa trong chẩn đoán các bệnh lý nghiêm trọng tại não. Đó là phát hiện dấu hiệu cảnh báo đột quỵ, chứng phình động mạch hoặc tắc, hẹp mạch máu ở trong và ngoài sọ não.
- Động mạch cảnh xuất phát từ động mạch chủ ở trong ngực đi lên 02 bên cổ và sau đó cho nhánh vào não nằm trong sọ. Chức năng của động mạch cảnh là cung cấp máu cho não. Khi động mạch cảnh trở nên hẹp hoặc tắc nghẽn thì được gọi là bệnh động mạch cảnh.Động mạch của bạn thường trơn láng và không bị hẹp ở bên trong, nhưng khi bạn già đi, một chất hỗn hợp, gọi là mảng xơ vữa, được tạo ra trên thành động mạch. Mảng xơ vữa được hình thành từ cholesterol, calcium, và mô xơ. Khi có nhiều mảng xơ vữa hơn ở thành mạch, động mạch bạn trở nên hẹp và cứng. Quá trình này gọi là xơ vữa động mạch. Khi mảng xơ vữa đủ to, nó sẽ làm giảm lượng máu đi qua động mạch cảnh lên não của bạn, và bác sĩ gọi đây là bệnh động mạch cảnh. Bệnh động mạch cảnh là một vấn đề nghiệm trọng về sức khỏe vì nó có thể gây ra đột quỵ.
- Siêu âm tim E-cho: Siêu âm tim là một phương pháp quét không gây đau, dùng sóng âm để lấy hình ảnh trực tiếp của tim. Các hình ảnh trực tiếp xác định sức khỏe của cơ tim, cho phép bác sĩ theo dõi tim và van của bệnh nhân đang hoạt động như thế nào.
- Xét nghiệm Pepsinogen: Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến và thường gặp nhất tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Việc sàng lọc phát hiện sớm bệnh sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong công tác phòng ngừa và điều trị. Một trong những phương pháp giúp tầm soát ung thư dạ dày hiệu quả đó chính là xét nghiệm Pepsinogen một giải pháp sàng lọc không xâm lấn. Pepsinogen (PG) là tiền enzyme (proenzyme) của pepsin – một enzyme thủy phân protein – được bài tiết bởi các tế bào niêm mạc của dạ dày. Pepsinogen là một protein gồm 375 gốc acid amin, có khối lượng phân tử 42 kDa. Pepsinogen được tồn tại dưới hai dạng: pepsinogen I (PG I) và pepsinogen II (PG II). Pepsinogen I được tổng hợp bởi các tế bào chính của niêm mạc ở vùng đáy dạ dày, trong khi PG II được tổng hợp bởi các tế bào niêm mạc của tất cả các vùng tâm vị, vùng đáy, vùng hang vị và của hành tá tràng. Pepsinogen không chỉ được tiết vào trong lòng dạ dày, được thủy phân thành pepsin nhờ tác dụng hoạt hóa của acid chlohydric của dạ dày để thủy phân protein thức ăn, mà một phần nhỏ còn được bài tiết vào máu. Mức độ của hai loại pepsinogen I và II huyết thanh phản ánh tình trạng hình thái và chức năng của các phần khác nhau của niêm mạc dạ dày-hành tá tràng. Khi hoạt động của niêm mạc vùng đáy dạ dày bị giảm, mức độ pepsinogen I huyết thanh giảm, trái lại mức độ PGII huyết thanh không thay đổi. Kết quả là sự giảm dần của tỷ số PGI/PGII liên quan chặt chẽ với sự tiến triển tăng dần từ niêm mạc vùng đáy bình thường thành viêm teo dạ dày, lúc này số lượng tế bào chính giảm đi.
- Phân loại ABC: Phân loại ABC là dựa trên sự kết hợp của các kết quả xét nghiệm máu có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hay không hay có bị teo niêm mạc dạ dày hay không? Bằng cách đánh giá các chỉ sô với các mức độ từ đó đưa ra những đánh giá về tình trạng dạ dày và các nguy cơ về bệnh liên quan đến dạ dày.
- DWIBS là kỹ thuật chụp cộng hưởng từ khuếch tán toàn thân xóa nền (Diffusion-weighted Whole body Imaging with background suppression)
DWIBS có thể dùng để tầm soát ung thư và di căn trên phạm vi rộng toàn cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy DWIBS được ứng dụng hiệu quả trong tầm soát một số bệnh ung thư, chẩn đoán di căn và theo dõi tiến triển của bệnh.
Kỹ thuật DWIBS được nghiên cứu đầu tiên ở Nhật vào năm 2004, hiện còn khá mới ở Việt Nam.
So với PET-CT – xét nghiệm “tầm soát ung thư toàn thân” MRI được kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả cao trong việc phát hiện ung thư. Dưới đây là bảng so sánh DWIBS và PET-CT.
- Chỉ số định lượng Protein trong nước tiểu: Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng đường tiểu, giúp phát hiện bệnh tiền sản giật trong thai kỳ;
Nếu xét nghiệm nước tiểu phát hiện trong nước tiểu chứa protein, tình trạng của thai phụ có thể liên quan đến các chứng: thiếu nước, mẫu xét nghiệm chứa dịch nhầy, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp, có vấn đề ở thận… Vào giai đoạn cuối thai kỳ, nếu lượng protein trong nước tiểu nhiều, thai phụ có khả năng bị tiền sản giật, nhiễm độc huyết. Nếu thai phụ bị phù ở mặt và tay, tăng huyết áp thai kỳ (140/90 mmHg), bạn cần được kiểm tra chứng tiền sản giật ngay. Ngoài ra, nếu chất albumin (một loại protein) được phát hiện trong nước tiểu cũng là dấu hiệu cảnh báo thai phụ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường.
- Urobilinogen (UBG) là xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý gan hay túi mật, chỉ số bình thường trong nước tiểu là 0,2 – 1,0 mg/dL. Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về xơ gan, bệnh lý gan, viêm gan do nhiễm khuẩn, virus, huỷ tế bào gan, tắc ống mật chủ, K đầu tụy, suy tim xung huyết có vàng da.
- Đo độ PH của nước tiểu: Khi xét nghiệm nước tiểu pH tăng nghĩa là có nhiễm khuẩn thận (tăng hoặc có lúc giảm), suy thận mạn, hẹp môn vị, nôn mửa; giảm khi nhiễm ceton do tiểu đường, tiêu chảy mất nước.
- Đo trọng lượng riêng của nước tiểu: Là dấu hiệu giúp đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước);
Tỷ trọng tăng trong bệnh đái tháo đường, giảm trong bệnh đái tháo nhạt. Tỷ trọng thấp kéo dài cũng thường gặp trong suy thận.
- Chỉ số BIL – Bilirubin: Bình thường, phần lớn bilirubin được đào thải qua đường tiêu hóa, chỉ một phần rất nhỏ chuyển thành urobilinogen có trong nước tiểu. Do đó bilirubin trong nước tiểu bình thường là âm tính hoặc rất thấp. Chỉ số này cao bất thường gợi ý bệnh lý gan mật.
- Chỉ số KET – Ketone: Ketone là chất được bài tiết qua đường tiểu, gợi ý thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc có thể bị tiểu đường. Ngoài ra chỉ số KET trong xét nghiệm nước tiểu cũng có thể cho biết bạn có tình trạng Ketone niệu hay không. Ketone niệu xuất hiện bất kỳ lúc nào khi có tăng lượng mỡ chuyển hóa do giảm nhập cacbonhydrat hoặc chế độ ăn quá nhiều mỡ.
- Sàng lọc MCI: MCI là tiền thân của bệnh Alzheimer
Suy giảm nhận thức nhẹ là một giai đoạn trung gian giữa mất trí nhớ bình thường liên quan đến tuổi tác và bệnh Alzheimer hoặc một chứng suy giảm tương tự. Không phải tất cả mọi người mắc MCI đều tiến triển thành chứng sa sút trí tuệ. Và cũng giống như chứng sa sút trí tuệ, MCI không phải là một căn bệnh mà là một nhóm các triệu chứng mô tả những thay đổi trong cách quý vị tư duy hoặc xử lý thông tin. Các vấn đề về trí nhớ là chỉ số phổ biến nhất của MCI. Một người mắc MCI cũng có thể gặp khó khăn về phán đoán, tư duy và ngôn ngữ vượt ngoài những gì người ta có thể mong đợi trong quá trình lão hóa bình thường. Không rõ vì lý do gì, MCI dường như có ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới.
- Xét nghiệm Hematocrit – Thể tích khối hồng cầu: Xét nghiệm Hematocrit giúp đo lường lượng máu của cơ thể được tạo thành từ các tế bào hồng cầu. Các tế bào hồng cầu có chứa một loại protein hemoglobin, giữ vai trò vận chuyển oxy từ phổi đi đến các bộ phận còn lại của cơ thể. Khi kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ hematocrit quá cao hoặc quá thấp, đây có thể là dấu hiệu của mất nước, rối loạn máu hoặc các tình trạng bệnh lý khác.
- MCV・MCH・MCHC: Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH: Mean Corpuscular Hemoglobine): Lượng hemoglobin chứa trong một hồng cầu. Công thức tính: MCH = HGB/RBC. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: 28-32 pg.
Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC: Mean Corpuscular Hemoglobine Concentration): Là lượng huyết sắc tố chứa trong 1 lít hồng cầu. Công thức tính: MCHC= HGB/HCT. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: 320-360 g/l.
Thể tích trung bình hồng cầu (MCV: Mean Corpuscular Volume): là thể tích trung bình của một hồng cầu. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: 85-95 fl (fl=10-15).
Đánh giá là hồng cầu to khi MCV > 100fl, thường gặp trong: tan máu, suy tủy xương, thiếu vitamin B12 và acid folic; hồng cầu nhỏ khi MCV < 80fl: Gặp trong bệnh Thalassemia, các thiếu máu thiếu sắt…
- Hồng cầu lưới: Hồng cầu lưới tăng trong các bệnh thiếu máu lành tính: mất máu cấp, tan máu… Giảm trong các bệnh thiếu máu do nguyên nhân tại tuỷ xương như: suy tuỷ, rối loạn sinh tuỷ, lơ xê mi cấp (ung thư máu)…
- Máu sinh hóa
Tổng lượng Bilirubin, Phản ứng KunKel (Kiểm tra chức năng gan), đo phản ứng Thymol (TTT), GOT(AST), GPT(ALT), γ-GTP, LAP, Cholinesteraza (CHE), Phosphatase kiềm (ALP)
Tổng Cholesterol, Triglyceride, HDLcholesterol, LDL cholesterol - HDL: HDL cholesterol chiếm khoảng 1/4- 1/3 tổng số cholesterol trong máu, được cho là tốt bởi nó vận chuyển cholesterol từ máu về gan, vận chuyển cholesterol khỏi các mảng xơ vữa, do vậy, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và biến cố tim mạch nghiêm trọng khác.
- LDL: LDL cholesterol là thành phần “xấu” của cholesterol, khi LDL cholesterol tăng nhiều trong máu dẫn đến lắng đọng ở thành mạch máu, gây nên các mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa dần dần gây hẹp hoặc tắc mạch máu, dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,..
- RLP: RLP là lượng cholesterol còn sót lại, theo một nghiên cứu nếu lượng này cao có khả năng dự báo nhồi máu cơ tim cao hơn bất kỳ hạt lipid nào khác. Cholesterol RLP đặc biệt dự đoán bệnh động mạch vành ở những bệnh nhân có tổng lượng cholesterol bình thường.
Lượng cholesterol RLP trong huyết tương cao có liên quan đến việc tăng nồng độ chất béo trung tính trong huyết tương. Tăng triglyceride máu là đặc trưng của cholesterol RLP trong huyết tương cao, nhưng những người có triglyceride huyết tương cao mà không có cholesterol RLP cao hiếm khi mắc bệnh động mạch vành.
Cholesterol RLP có mối liên hệ phát hiện với bệnh thiếu máu cơ tim gấp đôi so với cholesterol LDL. Mặc dù lượng cholesterol RLP có xu hướng cao hơn ở những người thừa cân (chỉ số khối cơ thể cao), những người có cân nặng bình thường có lượng RLP cao có xu hướng có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim cao hơn.
RLP có liên quan đến chứng viêm mãn tính, trong khi cholesterol LDL thì không.
- Albumin: Albumin là protein quan trọng trong cơ thể, được tổng hợp nhiều tại gan. Xét nghiệm Albumin ở huyết tương, huyết thanh là một công việc cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho con người. Căn cứ theo chỉ số này thì bác sĩ có thêm điều kiện để xác định các căn bệnh liên quan mỗi ngày với chức năng chính là ngăn cản nước đi ra ngoài mạch máu, duy trì áp lực thẩm thấu keo ở mức ổn định và cũng là cầu nối để liên kết, vận chuyển acid béo, hormone steroid, vitamin, bilirubin và thuốc đi đến mọi cơ quan trong cơ thể xác định được chính xác hàm lượng Albumin trong máu. Từ đó hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý, theo dõi hoặc là đánh giá mức độ hồi phục của bệnh nhân trong toàn bộ quá trình điều trị. Thêm vào đó thì nó cũng là công cụ cực hiệu quả giúp nhận biết chức năng gan và thận có đang hoạt động bình thường hay không?
- Tỷ lệ Albumin/ Globulin: A/G ở người bình thường sẽ là khoảng 1 – 1.5 (nồng độ Albumin bình thường sẽ cao hơn Globulin). Tùy theo từng bệnh bạn mắc phải mà nồng độ Albumin, Globulin cũng như tỷ lệ 2 chất này sẽ thay đổi. Căn cứ vào tỷ lệ các chất này mà bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
- CPK: Creatine phosphokinase (CPK) là một enzym chủ yếu thấy ở cơ tim, cơ vân và một lượng ít hơn ở mô não. Vai trò quan trọng của Creatine phosphokinase là kiểm soát dòng cung cấp năng lượng cho nhiều mô khác nhau trong cơ thể, đặc biệt ở mô cơ.
CPK là một trong những enzyme tăng lên đầu tiên, trước cả transaminase và LDH. Từ giờ thứ 4 sau khi bị nhồi máu (4-8 giờ) hoạt độ enzyme CPK toàn phần điển hình sẽ tăng ngay, và tăng đến mức đỉnh từ giữa giờ thứ 12 đến 36 sau khi bị nhồi máu. Trong khoảng 2 – 3 ngày đầu hoạt độ CPK thường tăng cao và trở lại giá trị bình thường vào khoảng ngày thứ 4.
Khi đó, xét nghiệm creatine phosphokinase được chỉ định giúp hỗ trợ chẩn đoán các tình trạng rối loạn cơ vân. Ba đồng phân enzyme của CPK thường được tiến hành kiểm tra hàm lượng trong xét nghiệm creatine phosphokinase là: CK-BB (CK1), CK-MB (CK2), CK-MM (CK3). Để hiểu rõ thời gian, mức độ và đưa ra phương án chữa trị hiệu quả cho bác sĩ thường dựa vào đặc tính chuyển hóa của các enzyme này.
- LDH: LDH là Lactate dehydrogenase. Đây là một loại enzyme có mặt trong tất cả các tế bào cơ thể. Và nó cũng xuất hiện trong máu nhưng chỉ với 1 lượng nhỏ mà thôi. Trong trường hợp các tết bào bị tổn thương và có dấu hiệu hư hỏng thì những LDH này được phóng thích vào trong máu. Chính vì vậy, khi nghiên cứu cũng như tiến hành xét nghiệm chỉ số LDH là tiến hành kiểm tra sự tổn thương của tế bào trong cơ thể.
LDH-1: nằm ở vị trí tiêm, tế bào có màu đỏ, ở thận và các mầm tế bào mới hình thành.
LDH-2: nằm ở tim, tế bào có màu đỏ và một phần nhỏ ở thận.
LDH-3: nằm chủ yếu ở phổi và các mô khác trên cơ thể.
LDH-4: nằm chủ yếu ở các tế bào màu trắng, các hạch bạch huyết và ở cơ bắp, gan.
LDH-5: chỉ yếu có mặt ở gan và cơ vân
Theo những thông tin nghiên cứu chuyên khoa cho biết, chỉ số LDH báo hiệu sự tổn thương tế bào. Chính vì thế, việc xét nghiệm chỉ số LDH là cơ sở căn cứ để phát hiện sớm nhất các bệnh như bệnh thận, ung thư, và bệnh gan. Ngoài ra, chỉ số LDH cũng cho thấy kết quả tình trạng của bệnh tim rất chuẩn. Đồng thời cũng phân tích tình trạng của những bộ phận có liên quan.
- Bilirubin: Bilirubin là sắc tố mật chính hình thành từ sự thoái giáng của heme trong tế bào hồng cầu. Xét nghiệm Bilirubin trong máu là xét nghiệm đặc biệt cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe của con người, giúp hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.
- BUN: Xét nghiệm nitơ urê máu máu được chỉ định trong tất cả các bệnh lý bệnh thận bao gồm: Hội chứng alport, hội chứng thận hư cấp tính, suy thận mãn, tắc mạch máu thận, viêm đài bể thận cấp, sa sút trí tuệ cho chuyển hóa, hội chứng gan – thận, viêm ống thận mô kẽ, viêm thận do lupus, viêm vi cầu thận tiến triển nhanh, nang thận, xơ cứng động mạch thận, tiểu đường không phụ thuộc insulin, …
Bác sĩ cũng dựa vào xét nghiệm này để đánh giá hoạt động bình thường của thận, đánh giá sự tiến triển của các bệnh lý ở thận, đánh giá quá trình điều trị bệnh và kiểm tra tình trạng mất nước nghiêm trọng (tiêu chảy), giảm thể tích máu, ngộ đôc thủy ngân…
- Creatinine: Creatinin – Sản phẩm của sự thoái hóa creatin trong các cơ, được đào thải qua thận và là chỉ số phản ánh chính xác chức năng của thận. Creatin đóng vai trò quan trọng cho việc sinh ra nguồn năng lượng cho các cơ hoạt động, creatin bị thoái dáng trong các cơ sẽ tạo thành creatinin và được lọc qua cầu thận. Trường hợp khi chúng không được cơ thể tái hấp thu ở ống thận thì sẽ phản ảnh chính xác chức năng lọc của thận.
Cystain C: Cystatin C có chức năng ức chế enzym protease, cụ thể là ức chế enzym này trong một số quá trình sinh học của cơ thể. Do vậy khi nó bị ứ đọng trong máu có thể gây nguy cơ về bệnh tim mạch như suy tim, đột quỵ thậm chí có thể tử vong. Ngoài ra Cystatin còn có thể gắn vào dạng bột β của đột biến gen cystain 3 làm giảm sự tổng hợp và lắng đọng của nó dẫn tới bệnh Alzheimer.
Bởi vì nồng độ Cystatin C là không đổi nên nó được dùng như một dấu ấn sớm và nhạy trong chẩn đoán bệnh thận mạn.
Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm này khi nghi ngờ người bệnh có những triệu chứng về sự bất thường của chức năng thận và khả năng lọc của cầu thận. Hoặc muốn kiểm tra các rối loạn chức năng thận sớm đặc biệt là những người bị đái tháo đường, cao huyết áp, nhất là ở người cao tuổi. Hoặc muốn theo dõi tình trạng suy thận theo thời gian.
- Độ lọc cầu thận ước tính – e GFR: Chức năng quan trọng nhất của thận là lọc máu và các chất thải, chỉ giữ lại protein và các tế bào máu. Các chất thải được tiết ra, vào dịch lọc để hình thành nên nước tiểu. Ước tính mỗi ngày 2 thận khỏe mạnh sẽ lọc khoảng 200 lít máu và tạo ra 2 lít nước tiểu.
Đo độ lọc cầu thận trực tiếp được xem là chính xác nhất để phát hiện sự thay đổi của thận, nhưng đo lường GFR trực tiếp rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhân viên có kinh nghiệm, thường chỉ áp dụng tại các nơi nghiên cứu và trung tâm ghép tạng. Do vậy độ loc cầu thận ước tính (EGFR) được sử dụng thay thế.
- Xét nghiệm HbA1: HbA1c là một trong những chỉ số xét nghiệm rất quan trọng với bệnh nhân đái tháo đường vì nó phản ánh tình trạng glucose máu trong 3 tháng vừa qua của họ đã được kiểm soát tốt hay chưa. Trên cơ sở đó giúp cho bệnh nhân cũng như bác sĩ điều trị có kế hoạch điều trị kịp thời cũng như phòng ngừa các biến chứng của bệnh gây ra. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không hiểu đúng tầm quan trọng của chỉ số này nên việc kiểm tra chỉ số HbA1c đang ít được sử dụng.
- Xét nghiệm Thyroglobulin: Thyroglobulin được tổng hợp bởi tế bào nang tuyến giáp, đóng vai trò quyết định trong sự tổng hợp nội tiết tố tuyến giáp ngoại biên T3 và T4. Trong điều kiện bình thường, một lượng nhỏ Thyroglobulin từ tuyến giáp tuần hoàn vào máu. Chất kích thích quan trọng nhất để tổng hợp và giải phóng thyroglobulin là hormone kích thích tuyến giáp TSH (thyroid stimulating hormone) của thùy trước tuyến yên. Sự tổng hợp T3 và T4 từ Tg được điều hòa bởi TSH, nồng độ iod nội giáp và sự hiện diện của globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp.
Ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa, Thyroglobulin được sản xuất nhiều hơn, dẫn đến hàm lượng chất này trong máu tăng. Do đó, protein này được coi như một loại dấu ấn ung thư tuyến giáp thể biệt hóa.
Xét nghiệm định lượng Thyroglobulin trong huyết tương dùng để theo dõi hiệu quả điều trị và khả năng tái phát của ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang. Hàm lượng Thyroglobulin tăng rõ rệt trước điều trị và giảm khi điều trị hiệu quả.
- Kháng thể chống CCP: Anti-CCP: CCP là viết tắt của cụm từ Cyclic Citrullinated Peptide Antibody – là xét nghiệm kiểm tra sự có mặt và nồng độ của các kháng thể tự miễn liên quan đến viêm khớp dạng thấp. Các kháng thể này chính là các anti – CCP, chúng được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể, và có tác dụng chống lại các CP (Citrullinated peptide vòng).
- Định lượng: Xét nghiệm RF là một xét nghiệm định lượng yếu tố dạng thấp có trong máu. Xét nghiệm này được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh viêm khớp có yếu tố tự miễn và đặc biệt là viêm khớp dạng thấp. Cơ sở chẩn đoán của xét nghiệm là sự gia tăng bất thường của hàm lượng kháng thể RF hiện có trong máu.
- Chỉ số CEA: CEA là một loại kháng nguyên ở tế bào biểu mô tuyến trong niêm mạc ruột của thai nhi. Khi lớn lên, trưởng thành thì chỉ số này vẫn còn nhưng với nồng độ rất thấp. Đối với việc chẩn đoán và điều trị bệnh, chỉ số CEA có vai trò hết sức quan trọng, giúp bác sĩ phát hiện một số bệnh hiểm nghèo ở bệnh nhân.
Chỉ số CEA bình thường
Đối với từng trường hợp người xét nghiệm với những thể trạng và thói quen khác nhau thì định lượng CEA ở mức bình thường được tính khác nhau:
CEA huyết tương: người không hút thuốc lá có chỉ số CEA bình thường là < 2,5 ng/ml; đối với người hút thuốc lá < 5 ng/ml. Với người đang có bệnh nhưng lành tính là dưới 10 ng/ml.
CEA trong dịch cơ thể (đối với những người khỏe mạnh bình thường, không bị ung thư: chỉ số CEA dịch màng bụng là < 4,6 ng/mL, giá trị cắt là < 5,0 ng/ml; chỉ số CEA dịch màng phổi có giá trị cắt là 2,4 ng/ml. Chỉ số CEA dịch não tủy là 1,53±0,38 ng/ml.
Các chỉ số CEA tăng so với mức bình thường như trên đây đều có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư.
- Chỉ số AFP: AFP là protein đặc hiệu được sử dụng như chất đánh dấu khối u, chủ yếu là ung thư gan, tinh hoàn và buồng trứng. Xét nghiệm sẽ được thực hiện trên mẫu máu tĩnh mạch của người bệnh, AFP phân tách trong huyết thanh.
Cụ thể, nếu AFP trong máu ở mức rất cao từ 500 – 1.000 ng/ml trở lên, đây là dấu hiệu của ung thư.
Nếu AFP trong máu chỉ trên 200 ng/ml nhưng bạn đang mắc bệnh gan, có khả năng bệnh đã hoặc có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư gan.
Một loại xét nghiệm AFP khác có độ đặc hiệu khá cao với ung thư gan là xét nghiệm AFP-L3%. Nếu đồng thời hai kết quả đều bất thường, bác sĩ sẽ có chỉ định chẩn đoán chính xác nhanh chóng để điều trị.
- CA 19-9: là một kháng nguyên ung thư đường tiêu hóa GICA (gastrointestinal cancer antigen). Tên gọi khoa học của CA 19-9 là cancer antigen 19-9 hoặc carbohydrate antigen 19-9. CA 19-9 được bài tiết bởi tế bào biểu mô của các tuyến tiêu hóa và hô hấp như: tuyến nước bọt, tuyến tụy, tuyến mật, dạ dày, đại tràng,…
Kháng nguyên CA 19-9 được cơ thể tổng hợp và bài tiết bình thường trong mức độ cho phép. Đối với trường hợp chỉ số CA 19-9 tăng cao, vượt chỉ số cho phép là dấu hiệu cơ thể có thể đã mắc 1 số bệnh lý: ung thư tụy, ung thư gan, ung thư dạ dày,… Hoặc các bệnh lý lành tính như: tắc mật, viêm đường mật, viêm ruột, viêm tụy cấp hoặc mạn tính, xơ gan, xơ nang, bệnh tuyến giáp,…
Xét nghiệm này là xét nghiệm máu bằng cách ly tâm mẫu máu tách huyết thanh hoặc huyết tương, dùng các thiết bị y khoa kiểm tra, phân tích chỉ số CA 19-9 trong huyết thanh hoặc huyết tương. Với độ nhạy và độ đặc hiệu thấp xét nghiệm này chỉ được dùng như một xét nghiệm chỉ ấn ung thư (market ung thư) trong chẩn đoán ung thư tụy ở những bệnh nhân có triệu chứng, theo dõi đáp ứng điều trị, tiên lượng và đánh giá tái phát sau điều trị. Ngoài ra, đây là xét nghiệm còn được dùng như dấu ấn chỉ điểm ung thư loại 2 như: ung thư buồng trứng, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt,…
- Kháng nguyên SCC: là xét nghiệm định lượng kháng nguyên SCC trong huyết thanh/huyết tương của người. Nồng độ SCC bình thường ở người khỏe mạnh là 3ng/ml (phụ thuộc vào kít sử dụng có thể thay đổi giới hạn này). Nồng độ này sẽ tăng khi mắc các bệnh liên quan tới tế bào vảy ở các cơ quan.
*Các trường hợp SCC tăng có thể do các bệnh ác tính sau:
– Ung thư phổi.
– Ung thư da.
– Ung thư cổ tử cung.
– Ung thư cơ quan sinh dục nữ khác (ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư buồng trứng).
– Ung thư vòm họng, thực quản.
– Ung thư dương vật, bàng quang.
*SCC tăng nhẹ có thể do các bệnh lành tính như: viêm tụy cấp tính, mạn tính, xơ gan, viêm phế quản, suy thận mạn tính, bệnh phổi lành tính, bệnh phụ khoa, bệnh ENT, bệnh u lành tính,…
- Xét nghiệm PSA (đối với nam giới): là phương pháp xác định nồng độ PSA trong máu. PSA (Prostate-specific Antigen) là loại kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt tiết ra. Người ta có thể tìm thấy PSA trong tinh dịch hoặc một lượng nhỏ của máu.
Thông thường, nồng độ PSA của người khỏe mạnh sẽ rất thấp. Nhưng nếu mắc ung thư tiền liệt tuyến thì gần như 100% bệnh nhân có nồng độ PSA tăng cao trong máu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nồng độ PSA trong máu tăng cao, cũng có thể cho thấy tuyến tiền liệt đang gặp phải các rối loạn bất thường lành tính khác như: viêm tuyến tiền liệt, phì đại tiền liệt tuyến. Do đó, chỉ số PSA là một trong những căn cứ giúp bác sĩ định hướng chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh.
- Xét nghiệm CA125 (đối với nữ giới): CA 125 là một loại protein có mặt trong máu, đây được coi là chất chỉ điểm ung thưdo khi có tế bào u, đặc biệt là ung thư buồng trứng thì nồng độ CA 125 sẽ cao gấp nhiều lần. Cụ thể, ở người bình thường, chỉ số CA 125 ở mức khoảng 35 U/ml. Còn ở bệnh nhân ung thư, nồng độ chất này thường tăng cao hơn ngưỡng bình thường tùy theo mức độ tiến triển của bệnh và điều trị. Ngoài ung thư buồng trứng, CA 125 tăng còn có thể do các ung thư khác nhưng kém đặc hiệu hơn như: ung thư phổi, lạc nội mạc tử cung, ung thư đại trực tràng, ung thư vú,…
- Xét nghiệm CA 15-3 (đối với nữ giới): được biết đến như một mucin biểu mô đa hình hoặc kháng nguyên màng biểu mô. Xuất hiện nhiều ở vùng ngoại bào, dịch bào và màng tế bào. CA 15-3 thế hiện quá mức khi cơ thể đang bị ung thư vú.
Khi bình thường CA 15-3 tham gia vào quá trình kết dính làm giảm đi mức độ của các chất nền nằm giữa hai tế bào với ngoại bào. Điều này làm giảm đi các tương tác giữa hai tế bào với nhau, tức là mức độ tăng giảm của CA 15-3 có phần nào đó liên quan đến sự di căn và tái phát của ung thư vú.
Chỉ số CA 15-3 chỉ tăng khoảng 10% khi bạn bị ung thư vú giai đoạn đầu, và có đến 30% bệnh nhân ung thư vú lượng CA 15-3 không thay đổi. Khi bệnh tiến đến giai đoạn di căn thì CA 15-3 tăng đến 70%.
Lượng CA 15-3 còn xuất hiện ở một số bệnh sau:
CA 15-3 trong một số bệnh ung thư
Lượng CA 15-3 tăng khoảng 39 đến 70% nếu bạn mắc ung thư buồng trứng.
Lượng CA 15-3 tăng khoảng 14 đến 26% nếu bạn mắc ung thư nội mạc tử cung. Tăng khoảng 9% nếu bạn mắc ung thư cổ tử cung.
Lượng CA 15-3 tăng khoảng 10 đến 71% nếu bạn bị ung thư dạ dày hoặc ung thư gan.
CA 15-3 tăng nhẹ trong các bệnh sau đây
Bệnh về gan: Viêm gan mạn, xơ gan
Bệnh lao
Viêm nội mạc tử cung
Lupus ban đỏ hệ thống.
Khoảng 8% nữ giới ở thai kỳ CA 15-3 có thể tăng hơn 30 U/ml
Khoảng dưới 7% nữ giới trong giai đoạn cho con bú CA 15-3 tăng hơn 25 u/mL.
- Xét nghiệm PIVKA-II(hay protein DCP – Des-γ-carboxy prothrombin) là một sản phẩm bất thường của prothrombin do rối loạn sự carboxyl hóa của gan trong quá trình tạo thành thrombogen và tác động như một yếu tố tự phân bào (autologous mitogen) đối với dòng tế bào HCC, xét nghiệm rất có giá trị trong hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi đáp ứng điều trị, tái phát và tiên lượng ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). Xét nghiệm rất có giá trị trong hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi đáp ứng điều trị, tái phát và tiên lượng ung thư biểu mô tế bào gan.
Bình thường, tiền chất prothrombin phải trải qua sự carboxyl hóa phụ thuộc vitamin K của 10 gốc glutamic acid ở đầu tận N của chuỗi polypeptide để sản xuất ra phân tử prothrombin tự nhiên. Trong HCC, sự chuyển dạng này bị cản trở do enzyme carboxylase bị ức chế, dẫn đến sự tích lũy của DCP. Thời gian bán hủy của DCP trong huyết thanh là 4 ngày.
Xét nghiệm prothrombin des-gamma-carboxy (DCP) được sử dụng cùng với các chất đánh dấu khối u khác như alpha-fetoprotein (AFP) và/hoặc AFP-L3% để theo dõi hiệu quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). Nó cũng có thể được sử dụng để theo dõi sự tái phát của HCC sau khi điều trị.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp HCC đều sản xuất DCP. Đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan, ở thời điểm ban đầu có nồng độ DCP được sử dụng để theo dõi diễn biến bệnh.
Tại Nhật Bản, DCP đang được sử dụng, cùng với AFP và/hoặc AFP-L3% để định kỳ sàng lọc những người có nguy cơ cao trong quá trình tiến triển từ viêm gan mạn tính hoặc xơ gan đến ung thư biểu mô tế bào gan.
- Xét nghiệm Elastase: Giúp xác định các bệnh về đường tiêu hóa, gan mật, và tuyến tụy. Một số enzyme (như trypsin hoặc elastase) có thể được kiểm tra trong phân để giúp xác định chức năng tuyến tụy.
Giúp tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng ảnh hưởng trên đường tiêu, bao gồm: Tiêu chảy kéo dài, tiêu chảy ra máu, chướng bụng, buồn nôn, nôn, chán ăn, đầy hơi, đau bụng, chuột rút, và sốt.
Phát hiện ung thư đại tràng bằng cách kiểm tra tìm máu lẫn trong phân.
Phát hiện ký sinh trùng, chẳng hạn như giun kim hoặc Giardia.
Giúp tìm ra những nguyên nhân gây ra nhiễm trùng, như do vi khuẩn, nấm, hoặc virus.
Kiểm tra khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa.
- TPA – Tissue Polipeptit Antigen
Bản chất: TPA là 1 polipeptit có trọng lượng phân tử 22.000 dalton.
Xuất xứ: TPA tìm thấy ở hầu hết tế bào biểu mô nhưng không có trong ung thư tế bào vẩy và ung thư phổi tế bào nhỏ.
Chức năng: TPA như một thành phần Keratin, nó là những sợi nhỏ nằm ở giữa tế bào biểu mô bình thường và ác tính.
Giới hạn bình thường: < 80 U/l.
Ý nghĩa lâm sàng
TPA không là chỉ thị đặc hiệu của ung thư nào đó mà đúng hơn là chỉ thị cho sự sinh sôi nẩy nở tế bào. TPA có thể dùng trong kiểm tra và theo dõi điều trị ung thư bàng quang.
Ngoài ra nồng độ TPA gia tăng:
Trong các bệnh nhân ung thư như vú, phổi, đại – trực tràng, cổ tử cung, buồng trứng. Trong các bệnh lý lành tính như gan, tiết niệu, sinh dục.